21/9/17

Hơn 2,000 tiểu thương chợ An Đông bãi thị vây ủy ban thành phố Sài Gòn


Hơn 2,000 tiểu thương chợ An Đông bãi thị vây ủy ban thành phố Sài Gòn



SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Từ 5 giờ sáng 19 Tháng Chín, hơn 2,000 tiểu thương chợ An Đông, quận 5, bãi thị, tập trung trước cửa chợ để phản đối việc chính quyền không tiến hành sửa chữa chợ dù đã thu hàng trăm tỷ đồng.

24/6/15

Một con gà ‘cõng’ 14 loại phí, lệ phí

Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Trực, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV, đưa ra tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về góp ý cho dự thảo Luật Thú y, Luật An toàn vệ sinh lao động vào chiều 6-1.

20/6/15

Nếu sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD

TTO - Ngày 28-3, tại cuộc tọa đàm về dự án bôxít, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ của phía Trung Quốc.

TS. Nguyễn Thành Sơn trình bày tại tọa đàm
TS. Nguyễn Thành Sơn trình bày tại tọa đàm
Tọa đàm do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức.

Theo TS. Nguyễn Thành Sơn - nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án than Đồng bằng sông Hồng - TKV, qua đánh giá sơ bộ hiện nhà máy alumin Tân Rai có khoảng 1.000 lao động. Điều này cho thấy trình độ tự động hóa ở đây rất thấp.

15/6/15

Pháp phá vụ buôn lậu ngà voi lớn dính tới Việt Nam


Giá ngà voi đã tăng nhanh chóng mặt trong những năm gần đây, lên mức khoảng hơn 1.500 đôla Mỹ một kg (khoảng 30 triệu đồng).
Giá ngà voi đã tăng nhanh chóng mặt trong những năm gần đây, lên mức khoảng hơn 1.500 đôla Mỹ một kg (khoảng 30 triệu đồng).



Quan chức hải quan Pháp hôm 11/6 cho biết đã chặn đứng việc vận chuyển 136 kg ngà voi từ Cộng hòa Dân chủ Congo trên đường tới Việt Nam.

10/1/15

Một đại biểu Quốc hội VN bị bắt về cáo buộc lừa đảo

Một đại biểu Quốc hội VN bị bắt về cáo buộc lừa đảo

Một đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bị bắt hồi tối thứ Tư về cáo buộc lừa đảo liên quan tới địa ốc. Thông tín viên Marianne Brown gửi về bài tường trình sau đây từ Hà Nội.
Công an đã lục soát tư gia của bà Châu Thị Thu Nga, 49 tuổi, trong nhiều tiếng đồng hồ  hôm thứ Tư, và tịch thu một số giấy tờ, tài liệu.
Bà Thu Nga bị bắt về cáo buộc lừa đảo có liên quan tới một dự án bất động sản do công ty thuộc quyền sở hữu của bà điều hành. Công ty này bị tố cáo là đã nhận tiền đặt cọc của 80 thân chủ dự tính mua nhà trong hai năm 2009 và 2010, tổng trị giá lên tới 14 triệu đôla, nhưng họ không được hoàn trả số tiền này khi dự án địa ốc không được thực hiện, theo một bản tin của Báo Thanh Niên. Theo kế hoạch dự trù, lẽ ra dự án này phải hoàn tất trước cuối năm 2015.
Ông Nguyễn Minh Thuyết, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, nói rằng một số thông tin tiêu cực về bà Nga đã bắt đầu lan truyền từ lúc khởi đầu tiến trình bầu cử quốc hội năm 2011. Ông Thuyết nói:
"Bà Thu Nga bị tạm đình chỉ công tác trong vai trò là một thành viên của Ủy ban Tài Chính và Ngân sách của quốc hội."
Các nhà lập pháp tại Việt Nam được miễn tố ở một mức độ nào đó, như phát biểu của ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội  giải thích trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài VTV.
Ông cho biết theo hiến pháp, không ai được phép bắt giữ hoặc truy tố một đại biểu quốc hội mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.
Trong trường hợp bà Nga, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cho phép các cơ quan điều tra tiến hành cuộc điều tra.
Chính phủ Việt Nam đã phát động một chiến dịch bài trừ tham nhũng trong mấy năm gần đây, trong bối cảnh có nhiều vấn đề  kinh tế và nhiều vụ xét xử các nhân vật được nhiều người biết tiếng. Trong một số vụ án, bản án tử hình đã được tuyên cho các bị cáo.
Giới quan sát thường liên kết các vụ bắt giữ những doanh nhân nổi tiếng với những vụ đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói ông tin rằng trường hợp bà Nga không nằm trong số những vụ bắt giữ đó.
Việt Nam bị Tổ chức Minh Bạch Quốc tế  (Transparency International) xếp hạng thứ 119 trong tất cả 175 quốc gia về chỉ số  nhận thức tham nhũng trong năm 2014, đứng trước Campuchia và Myanmar, nhưng được xếp sau Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc.

 

26/12/14

Sữa "cao cấp" làm từ đường hóa học và nguyên liệu Trung Cộng



Thuê nhà không số, một ông chủ, một công nhân sản xuất 3 nhãn sữa bột bằng cách trộn đường hóa học, bột sữa Trung Cộng, hương sữa và bột béo, là được một sản phẩm sữa "cao cấp".
 


Chuyện làm “sữa cao cấp” bị phát giác rạng sáng ngày 26/6. Cảnh sát về trật tự quản lý kinh quận Bình Chánh, Sài Gòn, phối hợp với Công an xã Vĩnh Lộc A đã kiểm tra nhà không số (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh). Tại đây, một lượng lớn sữa bột không rõ nguồn gốc bị thu giữ làm biên bản.
Qua điều tra, người chủ ngôi nhà tên Lê Tấn Phước đã khai hành nghề sản xuất, buôn bán sữa bột từ năm 2009. Phước thành lập Công ty TNHH Chế biến Thương mại Thực phẩm Phước Sinh Lộc, và được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Sài Gòn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở tại địa chỉ số E8 đường DC17, quận Tân Phú, TP.HCM.
Nhưng nhằm để che mắt công an, Lê Tấn phước đã thuê căn nhà không số này, hoạt động sản xuất rất kín đáo. Đã từ lâu, hầu như không ai phát hiện bên trong đang diễn ra hoạt động sản xuất sữa hộp “cao cấp” giả. Để tránh tối đa việc bị cơ quan chức trách “dòm ngó”, Phước chỉ thuê đúng một công nhân phụ giúp mình trong việc sản xuất.
Tại đây, toàn bộ tang vật gồm: 22 bao đường hóa học, 8 bao bột sữa NDC (nguồn gốc từ Trung Cộng), 19 bao bột nguyên liệu cùng máy trộn sữa, máy ghép mí hộp, máy hàn và máy cắt. Sữa thành phẩm được gắn nhãn mác cẩn thận và đóng thùng mang đi tiêu thụ bên ngoài thị trường. Tất cả đều bị lập biên bản thu giữ.
Khi biết được phương pháp chế biến sữa hộp “cao cấp” của Phước, nhiều người giật mình vì chỉ có một công thức duy nhất cho tất cả các loại sữa. Nguyên liệu bột sữa dùng để chế biến được Phước mua từ một công ty khác, máy móc được mua trôi nổi bên ngoài thị trường.
Sữa do Phước sản xuất ghi dành riêng cho nhiều thành phần như người già, trẻ em, người gầy… nhưng sử dụng chung 1 công thức pha trộn. Thành phần cấu tạo từng loại sữa được in trên nhãn bao bì là do nhái lại hãng sữa khác trên thị trường.
Để bán được hàng, Phước đã quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng những  loại sữa “cao cấp” do công ty mình sản xuất. Hàng được tiêu thụ rộng rãi ở các thị trường TP. Sài Gòn, các tỉnh miền Tây và miền Trung.
Trên bao bì nguyên liệu sữa bột Trung Cộng, còn ghi nguồn gốc từ thực vật chứ không phải từ sữa động vật. Do đó, sữa do Công ty Phước Sinh Lộc sản xuất không có giá trị dinh dưỡng như quảng cáo.
Ngày nay trên thị trường, các loại sữa hộp được tiêu thụ mạnh, nhất là người già và trẻ em. Những gia đình có tiền có thể chọn lựa cho con em mình một nhãn hiệu sữa bảo đảm không khó. Nhưng các thành phần nghèo trong xã hội, đều phải chấp nhận với vô số loại sữa pha chế cẩu thả, của những con buôn vô lương tâm như trường hợp này.

Tú Thanh / SBTN

12/12/14

'Nhân quyền VN còn kém cả Campuchia'

Tiến sỹ Vannarith Chheang


Nhân quyền 'không nguy hiểm' cho an ninh quốc gia theo nhà nghiên cứu TS. Vannarith Chheang.
Nhân quyền của Việt Nam 'còn kém' cả Campuchia và nhà nước Việt Nam cần chấp nhận nhân quyền 'không phải là nguy hiểm' cho an ninh quốc gia 'mà ngược lại', theo nhà nghiên cứu từ Campuchia nói với Tọa đàm trực tuyến của BBC Nhân ngày Nhân quyền LHQ (10/12) năm nay.
Khi được yêu cầu so sánh giữa Việt Nam và Campuchia, ở đâu mà chính quyền và nhà nước 'nghiêm chỉnh, nghiêm túc' hơn đối với vấn đề nhân quyền, từ Phnom Penh, Tiến sỹ Vannarith Chheang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hợp tác và Hòa bình, nói với cuộc Tọa đàm hôm 11/12/2014.
"Hệ thống chính trị hai nước khác nhau, ở Campuchia có hệ thống bầu cử đa đảng từ năm 1993. Từ 1993 đến nay, Campuchia về dân chủ và nhân quyền có tiến bộ và phát triển khá, so với Việt Nam thì hệ thống chính trị khác nhau.
"Về tự do chính trị, tự do ngôn luận, Campuchia cao hơn nhiều so với Việt Nam, về phê phán chính phủ hay vấn đề xây dựng đất nước, như vậy đó cũng là một vấn đề, nhưng so với Việt Nam là tốt hơn, nó không nghiêm trọng bằng Việt Nam."
Nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, khu vực Đông Nam Á đưa ra lời khuyên với nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền, ông nói:
"Đối với nhà nước Việt Nam, nhà nước Campuchia và các nước khác, nhà lãnh đạo, nhà chính trị phải chấp nhận những vấn đề nhân quyền không phải là nguy hiểm đến an ninh quốc gia, đên sự phát triển xã hội và kinh tế.

"Ngược lại nhân quyền là một vấn đề giúp cho sự phát triển, ổn định xã hội và ổn định chính trị.
"Như vậy đó là thực chất của vấn đề nhân quyền.
"Tôi nghĩ chính phủ của các nước trên thế giới phải thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền vì lợi ích của con người và lợi ích của nhà nước."

'Nhân quyền trên giấy?'

Mới đây, một nhà nghiên cứu về luật Hiến pháp và quyền con người, quyền công dân, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói với BBC rằng bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của Việt Nam 'đã có tiến bộ' với hẳn một chương riêng được soạn thảo về quyền con người.
Nhà nghiên cứu này cũng cho hay năm tới đây, Việt Nam đang 'đặt trên bàn' để cân nhắc sửa đổi toàn hệ thống luật pháp.
Theo ông Dung, việc này không chỉ hạn chế ở một số điều luật nhất định như các điều 258, 79 và 88 trong Bộ luật hình sự và lý do là để phù hợp hơn với Hiến pháp sửa đổi và công ước, các văn bản luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Hôm thứ Năm, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng bình luận với Tọa đàm của BBC về khoảng cách giữa chính sách, luật pháp và thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam.

Từ Đồng Tháp, nơi ông đang chuẩn bị theo dõi vụ xét xử với bà Bùi Thị Minh Hằng và một số nhà hoạt động nhân quyền khác, Kỹ sư Lân Thắng nói:
"Mọi điều luật cũng chỉ nằm trên giấy, điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta phải biết quyền của mình, bảo vệ quyền của mình và cùng hợp tác với những người khác để có thể giữ được quyền của mình không bị ai xâm phạm. Đấy mới là điều quan trọng.
"Chứ còn bất cứ điều luật, bất cứ điều hay rồi bất cứ tuyên bố của các chính trị gia như thế nào đều vô nghĩa hết, nếu như những người nhỏ bé trong xã hội cũng như những người ở một địa vị cao, họ bị vi phạm nhân quyền thì đấy là điều không thể chấp nhận được."

'Bắt bớ bloggers'

Bộ công an Việt Nam mới đây cập nhật về vụ bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập (tức blogger Bọ Lập - Quê Choa) với một thông báo trên trang tin của Bộ này nói ông Lập đã 'xin được khoan hồng' và cam kết 'từ nay chỉ viết về văn học, nghệ thuật', thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung từ Sài Gòn bình luận:
"Tôi không rõ thực hư như thế nào, nhưng dù có chuyện gì xảy ra, tôi lúc nào cũng yêu mến nhà văn Nguyễn Quang Lập.
"Và tôi biết rằng mỗi người có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, cho nên tùy thuộc hoàn cảnh đó mà chúng ta sẽ chọn một cách hành xử khi trong hoàn cảnh như vậy.
"Bản thân tôi lúc nào cũng ủng hộ nhà văn Nguyễn Quang Lập và bản thân tôi cũng có mối quan hệ tình bạn với nhà văn Nguyễn Quang Lập," thạc sỹ Trung nói với Tọa đàm.

Trong vòng một tuần, từ ngày 29/11 tới ngày 6/12, hai blogger được nhiều người biết tới là ông Hồng Lê Thọ (chủ blog Người Lót Gạch) và ông Nguyễn Quang Lập đã bị công an bắt giữ mà có ý kiến cho là lý do bắt "tạm giữ hình sự" có thể đều liên quan tới điều 258 của Bộ luật Hình sự.
Kỹ sư Lân Thắng bình luận với Tọa đàm:
"Tôi nghĩ rằng giới blogger trong cả nước rất là quan tâm tới hai bloggers này. Và tôi nghĩ việc bắt họ cho đến giờ này, tôi nghĩ có lẽ là một đòn thăm dò đối với giới hoạt động.
"Đồng thời cũng có sự tranh đấu, sự tranh giành nào đó trước kỳ Đại hội Đảng và đấy là lý do chính để bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập."

'Hành xử lạ lùng'

Các vụ bắt hai bloggers diễn ra chỉ trong vòng một tuần trước ngày nhân quyền Liên hiệp quốc năm nay, ngày mà hôm thứ Tư, 10/12/2014, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh thông điệp "Nhân quyền 365" được hiểu là quanh năm 365 ngày, ngày nào cũng là ngày của quyền con người, ngày để 'lên tiếng.'
Bình luận về các vụ bắt giữ tại thời điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát xã hội Việt Nam từ Hà Nội nói với Tọa đàm: "Tôi cũng ngạc nhiên về một sự hành xử hết sức lạ lùng của chính quyền Việt Nam, bắt Giáo sư Lê Hồng Thọ trước, rồi cách ngày Nhân quyền Quốc tế có 3-4 ngày, thì bắt một nhà văn rất nổi tiếng, một blogger rất có tiếng ở Việt Nam.

"Anh Nguyễn Quang Lập có hàng trăm ngàn người hâm mộ và thực sự cả hai anh đều hoạt động hết sức ôn hòa và mang tính xây dựng. Nhưng người ta vẫn vu cho họ những tội hết sức vu vơ, và bắt họ tôi nghĩ là điều gì đấy mà tôi nghĩ là khó hiểu. Và người ta khó mà đánh giá, lý giải tại sao họ lại làm những việc mà nhiều người cho rằng là rất ngớ ngẩn và ngu ngốc như vậy. Nguyên nhân của nó là gì không cai có thể biết rõ được, nhưng chỉ có thể nêu ra những giả thuyết để tìm cách lý giải mà thôi.
"Trong mọi trường hợp, đấy là một sự vi phạm nhân quyền hết sức trắng trợn của nhà cầm quyền và rất đặc biệt là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc, sau khi Việt Nam đã vượt qua cuộc sát hạch UPR (kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền), tháng Hai và tháng Sáu năm nay.
"Và trước ngày Nhân quyền Quốc tế có vài ngày, mà họ làm những việc như thế thì gây ra sự phẫn nộ hết sức là lớn ở trong nước Việt Nam và các trí thức, các nhà văn, cũng như những người yêu mến anh Lập đã vừa mới có một đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả ngay tự do lại cho anh Nguyễn Quang Lập cũng như trả tự do cho Giáo sư Lê Hồng Thọ, thả ngay anh Trương Duy Nhất, anh Nguyễn Hữu Vinh và những người khác.
"Tôi nghĩ rằng đấy là một diễn biến rất là buồn về nhân quyền ở Việt Nam trong những ngày mà cả thế giới kỷ niệm về nhân quyền," Tiến sỹ Quang A nói với Tọa đàm.

'Không thể đảo ngược'


VN đã chấp nhận gần 80% các khuyến nghị về nhân quyền tại phiên kiểm định 2014 ở Geneva.
Hôm thứ Năm, Thạc sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, người từng bị kết án 7 năm tù vì tội 'hoạt động chống phá chính quyền' trong vụ án với Luật sư Lê Công Định và kỹ sư, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức và những người khác, bình luận với Tọa đàm của BBC về xu hướng nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam.
Nhắc lại lời được cho là của chính Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Tiến Trung nói:
"Ông nói nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người, Việt Nam không phải ngoại lệ. Và như vậy trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ và nhân quyền vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam.

"Như vậy chứng tỏ phía những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rõ vấn đề là phát triển nhân quyền tốt cho sự phát triển của đất nước, là bởi vì từng cá nhân khi bảo đảm các quyền của mình thì có cơ hội để phát triển toàn diện, để tối đa hóa tiềm năng của chúng mình.
"Khi từng cá nhân được tối đa hóa tiềm năng của chính mình và phát triển toàn diện thì khi đó đất nước mới phát triển toàn diện được. Tuy nhiên, trong bất kỳ quốc gia dân chủ nào đều có luật pháp và chuẩn mực.
"Thì luật pháp đó phải do Quốc hội do toàn dân bầu ra, có nhiều nhóm khác nhau để trong Quốc hội để ban hành đạo luật nó phải công bằng, phải chuẩn mực, như vậy mới bảo đảm được nhân quyền, chứ không thể nào ngụy biện như giới báo chí trong nước (nói) là 'nhân quyền hay tự do quá chớn sẽ gây hại, thì cái đó hoàn toàn không phải.
"Bởi khi đó còn có vấn đề pháp luật bảo vệ nhân quyền và bảo vệ quyền của người này sẽ không xâm phạm quyền của người khác. Nhưng vấn đề là pháp luật ở Việt Nam do một đảng làm ra nên nó sẽ bảo đảm quyền của cái đảng đó thôi," thạc sỹ Tiến Trung nói với Tọa đàm.

'Thông điệp hy vọng'

Hôm thứ Năm, Tiến sỹ Jonathan London, nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị từ Đại học Thành thị Hong Kong nêu quan điểm tại Tọa đàm đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Ông nói: "Tiến bộ đối với nhân quyền vẫn còn quá chậm so với những gì mà chúng ta mong muốn, nhưng việc chúng ta đang có những thảo luận công khai như thế này, việc có những bloggers như Nguyễn Quang A, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hoàng Vy v.v... thì người ta đang tiếp tục cho một quá trình mà có những tiến bộ quan trọng về nhân quyền.
"Và tôi hy vọng trong thời gian tới, có thể là (nhiều) tháng, (nhiều) năm, hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam, mỗi người đều nỗ lực hơn nữa, để có một Việt Nam (mà) quyền con người sẽ (đạt) được, đó là một thông điệp tôi gửi tới những người Việt Nam.
Về vị trí của nhân quyền trong quan hệ Mỹ - Việt, nhà nghiên cứu người Mỹ đang giảng dạy tại Hong Kong nói:
"Tôi nghĩ rằng nhân quyền ở Việt Nam rất quan trọng đối với quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, chưa rõ làm sao gần đây có những người bloggers bị bắt, nhưng tôi hy vọng những người ở Việt Nam, đặc biệt những lãnh đạo muốn thực sự có một quan hệ với Mỹ,
"Thì dù Mỹ, cũng có những vấn đề về nhân quyền, chẳng hạn hành động của CIA..., nhưng nhiều người ở Mỹ muốn... đặc biệt giới lãnh đạo ở Việt Nam, có thể có một sự dũng cảm, để có bước đi quyết định, cho phép tình trạng nhân quyền ở Việt Nam có tiến bộ,
"Và nếu thế, tôi nghĩ là quan hệ giữa hai nước Mỹ - Việt sẽ tiến bộ rất nhanh, thì đó sẽ mang lợi cho cả hai nước," Tiến sỹ Jonathan London nói với BBC.