Thuê
nhà không số, một ông chủ, một công nhân sản xuất 3 nhãn sữa bột bằng
cách trộn đường hóa học, bột sữa Trung Cộng, hương sữa và bột béo, là
được một sản phẩm sữa "cao cấp".
Chuyện
làm “sữa cao cấp” bị phát giác rạng sáng ngày 26/6. Cảnh sát về trật tự
quản lý kinh quận Bình Chánh, Sài Gòn, phối hợp với Công an xã Vĩnh Lộc
A đã kiểm tra nhà không số (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh). Tại đây,
một lượng lớn sữa bột không rõ nguồn gốc bị thu giữ làm biên bản. Qua
điều tra, người chủ ngôi nhà tên Lê Tấn Phước đã khai hành nghề sản
xuất, buôn bán sữa bột từ năm 2009. Phước thành lập Công ty TNHH Chế
biến Thương mại Thực phẩm Phước Sinh Lộc, và được Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP. Sài Gòn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở tại địa
chỉ số E8 đường DC17, quận Tân Phú, TP.HCM. Nhưng
nhằm để che mắt công an, Lê Tấn phước đã thuê căn nhà không số này,
hoạt động sản xuất rất kín đáo. Đã từ lâu, hầu như không ai phát hiện
bên trong đang diễn ra hoạt động sản xuất sữa hộp “cao cấp” giả. Để
tránh tối đa việc bị cơ quan chức trách “dòm ngó”, Phước chỉ thuê đúng
một công nhân phụ giúp mình trong việc sản xuất. Tại
đây, toàn bộ tang vật gồm: 22 bao đường hóa học, 8 bao bột sữa NDC
(nguồn gốc từ Trung Cộng), 19 bao bột nguyên liệu cùng máy trộn sữa, máy
ghép mí hộp, máy hàn và máy cắt. Sữa thành phẩm được gắn nhãn mác cẩn
thận và đóng thùng mang đi tiêu thụ bên ngoài thị trường. Tất cả đều bị
lập biên bản thu giữ. Khi
biết được phương pháp chế biến sữa hộp “cao cấp” của Phước, nhiều người
giật mình vì chỉ có một công thức duy nhất cho tất cả các loại sữa.
Nguyên liệu bột sữa dùng để chế biến được Phước mua từ một công ty khác,
máy móc được mua trôi nổi bên ngoài thị trường. Sữa
do Phước sản xuất ghi dành riêng cho nhiều thành phần như người già,
trẻ em, người gầy… nhưng sử dụng chung 1 công thức pha trộn. Thành phần
cấu tạo từng loại sữa được in trên nhãn bao bì là do nhái lại hãng sữa
khác trên thị trường. Để
bán được hàng, Phước đã quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng những
loại sữa “cao cấp” do công ty mình sản xuất. Hàng được tiêu thụ rộng
rãi ở các thị trường TP. Sài Gòn, các tỉnh miền Tây và miền Trung. Trên
bao bì nguyên liệu sữa bột Trung Cộng, còn ghi nguồn gốc từ thực vật
chứ không phải từ sữa động vật. Do đó, sữa do Công ty Phước Sinh Lộc sản
xuất không có giá trị dinh dưỡng như quảng cáo. Ngày
nay trên thị trường, các loại sữa hộp được tiêu thụ mạnh, nhất là người
già và trẻ em. Những gia đình có tiền có thể chọn lựa cho con em mình
một nhãn hiệu sữa bảo đảm không khó. Nhưng các thành phần nghèo trong xã
hội, đều phải chấp nhận với vô số loại sữa pha chế cẩu thả, của những
con buôn vô lương tâm như trường hợp này. Tú Thanh / SBTN
Nhân quyền 'không nguy hiểm' cho an ninh quốc gia theo nhà nghiên cứu TS. Vannarith Chheang.
Nhân quyền của Việt Nam 'còn kém' cả Campuchia và nhà nước Việt Nam cần
chấp nhận nhân quyền 'không phải là nguy hiểm' cho an ninh quốc gia 'mà
ngược lại', theo nhà nghiên cứu từ Campuchia nói với
Tọa đàm trực tuyến của BBC Nhân ngày Nhân quyền LHQ (10/12) năm nay.
Khi
được yêu cầu so sánh giữa Việt Nam và Campuchia, ở đâu mà chính quyền
và nhà nước 'nghiêm chỉnh, nghiêm túc' hơn đối với vấn đề nhân quyền, từ
Phnom Penh, Tiến sỹ Vannarith Chheang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hợp tác
và Hòa bình, nói với cuộc Tọa đàm hôm 11/12/2014.
"Hệ thống chính
trị hai nước khác nhau, ở Campuchia có hệ thống bầu cử đa đảng từ năm
1993. Từ 1993 đến nay, Campuchia về dân chủ và nhân quyền có tiến bộ và
phát triển khá, so với Việt Nam thì hệ thống chính trị khác nhau.
"Về
tự do chính trị, tự do ngôn luận, Campuchia cao hơn nhiều so với Việt
Nam, về phê phán chính phủ hay vấn đề xây dựng đất nước, như vậy đó cũng
là một vấn đề, nhưng so với Việt Nam là tốt hơn, nó không nghiêm trọng
bằng Việt Nam."
Nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, khu vực Đông Nam Á đưa ra lời khuyên với nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền, ông nói:
"Đối
với nhà nước Việt Nam, nhà nước Campuchia và các nước khác, nhà lãnh
đạo, nhà chính trị phải chấp nhận những vấn đề nhân quyền không phải là
nguy hiểm đến an ninh quốc gia, đên sự phát triển xã hội và kinh tế.
"Ngược lại nhân quyền là một vấn đề giúp cho sự phát triển, ổn định xã hội và ổn định chính trị.
"Như vậy đó là thực chất của vấn đề nhân quyền.
"Tôi
nghĩ chính phủ của các nước trên thế giới phải thúc đẩy sự tôn trọng
nhân quyền vì lợi ích của con người và lợi ích của nhà nước."
'Nhân quyền trên giấy?'
Mới
đây, một nhà nghiên cứu về luật Hiến pháp và quyền con người, quyền
công dân, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói với
BBC rằng bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của Việt Nam 'đã có tiến bộ' với
hẳn một chương riêng được soạn thảo về quyền con người.
Nhà nghiên cứu này cũng cho hay năm tới đây, Việt Nam đang 'đặt trên bàn' để cân nhắc sửa đổi toàn hệ thống luật pháp.
Theo
ông Dung, việc này không chỉ hạn chế ở một số điều luật nhất định như
các điều 258, 79 và 88 trong Bộ luật hình sự và lý do là để phù hợp hơn
với Hiến pháp sửa đổi và công ước, các văn bản luật pháp quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia ký kết.
Hôm thứ Năm, nhà hoạt động xã hội Nguyễn
Lân Thắng bình luận với Tọa đàm của BBC về khoảng cách giữa chính sách,
luật pháp và thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam.
Từ Đồng Tháp, nơi ông đang chuẩn bị theo dõi vụ xét xử
với bà Bùi Thị Minh Hằng và một số nhà hoạt động nhân quyền khác, Kỹ sư
Lân Thắng nói:
"Mọi điều luật cũng chỉ nằm trên giấy, điều quan
trọng nhất là mỗi chúng ta phải biết quyền của mình, bảo vệ quyền của
mình và cùng hợp tác với những người khác để có thể giữ được quyền của
mình không bị ai xâm phạm. Đấy mới là điều quan trọng.
"Chứ còn
bất cứ điều luật, bất cứ điều hay rồi bất cứ tuyên bố của các chính trị
gia như thế nào đều vô nghĩa hết, nếu như những người nhỏ bé trong xã
hội cũng như những người ở một địa vị cao, họ bị vi phạm nhân quyền thì
đấy là điều không thể chấp nhận được."
'Bắt bớ bloggers'
Bộ
công an Việt Nam mới đây cập nhật về vụ bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập
(tức blogger Bọ Lập - Quê Choa) với một thông báo trên trang tin của Bộ
này nói ông Lập đã 'xin được khoan hồng' và cam kết 'từ nay chỉ viết về
văn học, nghệ thuật', thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung từ Sài Gòn bình luận:
"Tôi không rõ thực hư như thế nào, nhưng dù có chuyện gì xảy ra, tôi lúc nào cũng yêu mến nhà văn Nguyễn Quang Lập.
"Và
tôi biết rằng mỗi người có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, cho nên tùy
thuộc hoàn cảnh đó mà chúng ta sẽ chọn một cách hành xử khi trong hoàn
cảnh như vậy.
"Bản thân tôi lúc nào cũng ủng hộ nhà văn Nguyễn
Quang Lập và bản thân tôi cũng có mối quan hệ tình bạn với nhà văn
Nguyễn Quang Lập," thạc sỹ Trung nói với Tọa đàm.
Trong vòng một tuần, từ ngày 29/11 tới ngày 6/12, hai
blogger được nhiều người biết tới là ông Hồng Lê Thọ (chủ blog Người Lót
Gạch) và ông Nguyễn Quang Lập đã bị công an bắt giữ mà có ý kiến cho là
lý do bắt "tạm giữ hình sự" có thể đều liên quan tới điều 258 của Bộ
luật Hình sự.
Kỹ sư Lân Thắng bình luận với Tọa đàm:
"Tôi
nghĩ rằng giới blogger trong cả nước rất là quan tâm tới hai bloggers
này. Và tôi nghĩ việc bắt họ cho đến giờ này, tôi nghĩ có lẽ là một đòn
thăm dò đối với giới hoạt động.
"Đồng thời cũng có sự tranh đấu,
sự tranh giành nào đó trước kỳ Đại hội Đảng và đấy là lý do chính để bắt
nhà văn Nguyễn Quang Lập."
'Hành xử lạ lùng'
Các
vụ bắt hai bloggers diễn ra chỉ trong vòng một tuần trước ngày nhân
quyền Liên hiệp quốc năm nay, ngày mà hôm thứ Tư, 10/12/2014, Tổng Thư
ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh thông điệp "Nhân quyền 365" được hiểu là
quanh năm 365 ngày, ngày nào cũng là ngày của quyền con người, ngày để
'lên tiếng.'
Bình luận về các vụ bắt giữ tại thời điểm này, Tiến
sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát xã hội Việt Nam từ Hà Nội nói với Tọa
đàm: "Tôi cũng ngạc nhiên về một sự hành xử hết sức lạ lùng của chính
quyền Việt Nam, bắt Giáo sư Lê Hồng Thọ trước, rồi cách ngày Nhân quyền
Quốc tế có 3-4 ngày, thì bắt một nhà văn rất nổi tiếng, một blogger rất
có tiếng ở Việt Nam.
"Anh Nguyễn Quang Lập có hàng trăm ngàn người hâm mộ
và thực sự cả hai anh đều hoạt động hết sức ôn hòa và mang tính xây
dựng. Nhưng người ta vẫn vu cho họ những tội hết sức vu vơ, và bắt họ
tôi nghĩ là điều gì đấy mà tôi nghĩ là khó hiểu. Và người ta khó mà đánh
giá, lý giải tại sao họ lại làm những việc mà nhiều người cho rằng là
rất ngớ ngẩn và ngu ngốc như vậy. Nguyên nhân của nó là gì không cai có
thể biết rõ được, nhưng chỉ có thể nêu ra những giả thuyết để tìm cách
lý giải mà thôi.
"Trong mọi trường hợp, đấy là một sự vi phạm
nhân quyền hết sức trắng trợn của nhà cầm quyền và rất đặc biệt là sau
khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền quốc tế của
Liên hợp quốc, sau khi Việt Nam đã vượt qua cuộc sát hạch UPR (kiểm
định định kỳ phổ quát về nhân quyền), tháng Hai và tháng Sáu năm nay.
"Và trước ngày Nhân quyền Quốc tế có vài ngày, mà họ làm những việc như
thế thì gây ra sự phẫn nộ hết sức là lớn ở trong nước Việt Nam và các
trí thức, các nhà văn, cũng như những người yêu mến anh Lập đã vừa mới
có một đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả ngay tự do lại cho anh Nguyễn
Quang Lập cũng như trả tự do cho Giáo sư Lê Hồng Thọ, thả ngay anh
Trương Duy Nhất, anh Nguyễn Hữu Vinh và những người khác.
"Tôi
nghĩ rằng đấy là một diễn biến rất là buồn về nhân quyền ở Việt Nam
trong những ngày mà cả thế giới kỷ niệm về nhân quyền," Tiến sỹ Quang A
nói với Tọa đàm.
'Không thể đảo ngược'
VN đã chấp nhận gần 80% các khuyến nghị về nhân quyền tại phiên kiểm định 2014 ở Geneva.
Hôm thứ Năm, Thạc sỹ công nghệ
thông tin Nguyễn Tiến Trung, người từng bị kết án 7 năm tù vì tội 'hoạt
động chống phá chính quyền' trong vụ án với Luật sư Lê Công Định và kỹ
sư, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức và những người khác, bình luận với
Tọa đàm của BBC về xu hướng nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam.
Nhắc lại lời được cho là của chính Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Tiến Trung nói:
"Ông
nói nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là
đòi hỏi khách quan của xã hội loài người, Việt Nam không phải ngoại lệ.
Và như vậy trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ
và nhân quyền vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự tăng trưởng và
phát triển của Việt Nam.
"Như vậy chứng tỏ phía những người lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rõ vấn đề là phát triển nhân
quyền tốt cho sự phát triển của đất nước, là bởi vì từng cá nhân khi bảo
đảm các quyền của mình thì có cơ hội để phát triển toàn diện, để tối đa
hóa tiềm năng của chúng mình.
"Khi từng cá nhân được tối đa hóa
tiềm năng của chính mình và phát triển toàn diện thì khi đó đất nước mới
phát triển toàn diện được. Tuy nhiên, trong bất kỳ quốc gia dân chủ nào
đều có luật pháp và chuẩn mực.
"Thì luật pháp đó phải do Quốc
hội do toàn dân bầu ra, có nhiều nhóm khác nhau để trong Quốc hội để ban
hành đạo luật nó phải công bằng, phải chuẩn mực, như vậy mới bảo đảm
được nhân quyền, chứ không thể nào ngụy biện như giới báo chí trong nước
(nói) là 'nhân quyền hay tự do quá chớn sẽ gây hại, thì cái đó hoàn
toàn không phải.
"Bởi khi đó còn có vấn đề pháp luật bảo vệ nhân
quyền và bảo vệ quyền của người này sẽ không xâm phạm quyền của người
khác. Nhưng vấn đề là pháp luật ở Việt Nam do một đảng làm ra nên nó sẽ
bảo đảm quyền của cái đảng đó thôi," thạc sỹ Tiến Trung nói với Tọa đàm.
'Thông điệp hy vọng'
Hôm
thứ Năm, Tiến sỹ Jonathan London, nhà nghiên cứu xã hội học và chính
trị từ Đại học Thành thị Hong Kong nêu quan điểm tại Tọa đàm đánh giá
tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Ông nói: "Tiến bộ đối với nhân quyền vẫn còn quá chậm
so với những gì mà chúng ta mong muốn, nhưng việc chúng ta đang có những
thảo luận công khai như thế này, việc có những bloggers như Nguyễn
Quang A, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hoàng Vy v.v... thì người ta đang tiếp
tục cho một quá trình mà có những tiến bộ quan trọng về nhân quyền.
"Và tôi hy vọng trong thời gian tới, có thể là (nhiều) tháng, (nhiều)
năm, hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam, mỗi người đều nỗ lực hơn
nữa, để có một Việt Nam (mà) quyền con người sẽ (đạt) được, đó là một
thông điệp tôi gửi tới những người Việt Nam.
Về vị trí của nhân quyền trong quan hệ Mỹ - Việt, nhà nghiên cứu người Mỹ đang giảng dạy tại Hong Kong nói:
"Tôi
nghĩ rằng nhân quyền ở Việt Nam rất quan trọng đối với quan hệ giữa Mỹ
và Việt Nam, chưa rõ làm sao gần đây có những người bloggers bị bắt,
nhưng tôi hy vọng những người ở Việt Nam, đặc biệt những lãnh đạo muốn
thực sự có một quan hệ với Mỹ,
"Thì dù Mỹ, cũng có những vấn đề về
nhân quyền, chẳng hạn hành động của CIA..., nhưng nhiều người ở Mỹ
muốn... đặc biệt giới lãnh đạo ở Việt Nam, có thể có một sự dũng cảm, để
có bước đi quyết định, cho phép tình trạng nhân quyền ở Việt Nam có
tiến bộ,
"Và nếu thế, tôi nghĩ là quan hệ giữa hai nước Mỹ - Việt
sẽ tiến bộ rất nhanh, thì đó sẽ mang lợi cho cả hai nước," Tiến sỹ
Jonathan London nói với BBC.
Theo
thống kê mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mức lương trung
bình của Việt Nam vẫn ở ngưỡng thấp trong khu vực ASEAN, đạt 3,8 triệu
đồng (181 đôla Mỹ).
Số tiền này, tính ở năm 2012, cao hơn Lào,
Campuchia, Indonesia nhưng chỉ bằng một nửa so với Thái Lan, một phần ba
của Malaysia và một phần 20 của Singapore.
Xét trong bối cảnh
toàn cầu, mức tăng lương ở khu vực châu Á có xu hướng vượt trội, đạt 6%
một năm, so với con số 2% của thế giới vào năm 2013 trong báo cáo của
ILO.
Dù vậy, tổ chức này cho rằng một phần ba tổng số người lao
động ở khu vực này vẫn không thể vượt qua ngưỡng thu nhập diện nghèo 2
đôla Mỹ một ngày.
Hiệu suất lao động
Mặc
dù trải qua đến bốn lần cải cách, mức tăng của thu nhập trung bình đạt
gần 14% giai đoạn 2011-2013, nhưng luơng tối thiểu trong hai năm gần đây
vẫn chỉ đáp ứng 60% mức sống tối thiểu của người Việt Nam, thua xa các
quốc gia phát triển và nền kinh tế trong khu vực.
Giám đốc ILO
Gyorgy Sziraczki tại Việt Nam đánh giá: “Khoảng cách chênh lệch lớn về
tiền lương giữa các quốc gia ASEAN phản ánh sự khác biệt lớn trên nhiều
phương diện, trong đó có năng suất lao động.”
Cũng trong khảo sát
của tổ chức này, năng suất lao động của người Việt Nam năm 2013 thấp hơn
Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.
Ông
Sziraczki cũng nhấn mạnh, việc tăng tiền lương có ảnh hưởng quan trọng
đến các chính sách của nhà nước, và tiền lương tối thiểu sẽ là bàn đạp
để tối đa hóa lợi ích của việc hội nhập kinh tế.
Ngành nông, lâm, thủy sản lại thuộc nhóm có mức lương bình quân tháng thấp nhất
Nâng cao chất lượng nhân lực
xưa nay vẫn được coi là nền tảng để phát triển, tạo nguồn cho doanh
nghiệp hoạt động sản xuất, thúc đẩy đời sống xã hội phát triển với điều
kiện việc làm tốt hơn.
Bất bình đẳng trong cơ cấu ngành nghề
Trích
dẫn Điều tra lao động Việc làm 2013, “hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm” là ngành nghề đạt mức lương cao nhất (7,23 triệu đồng một
tháng), theo sau là “hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ” (6,53
triệu đồng) và “hoạt động kinh doanh bất động sản” (6,4 triệu đồng).
Trong
khi đó, dù chiếm tới một nửa lực lượng lao động của cả nước, thế nhưng
ngành nông, lâm, thủy sản lại thuộc nhóm có mức lương bình quân tháng
thấp nhất (2,63 triệu đồng).
Tỷ lệ lao động làm công ăn lương của
ngành này chiếm chỉ hơn 10% tổng số lao động làm công ăn lương của Việt
Nam, do trình độ phát triển và canh tác quy mô nhỏ còn phổ biến.
Thống
kê cho biết lao động làm công ăn lương hiện chỉ chiếm 35% trên tổng số
lao động có việc làm ở Việt Nam, thấp hơn so với mức 50% trên thế giới.
Cũng
theo báo cáo, ngành “nông, lâm, thủy sản” của Việt Nam có chênh lệch
lương theo giới lớn nhất trong tất cả cả các ngành. Nữ giới hưởng lương
thấp hơn nam giới 32%, con số này là 17% ở ngành “công nghệp chế biến,
chế tạo”.
Ở hai ngành có mức lương cao nhất “hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm”, lao động nữ lại được hưởng lương cao hơn nam
giới 3,4%, và con số này ở ngành “hoạt động chuyên môn, khoa học, công
nghệ” là 1,4%.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương,
đến nay, Vinacomin đã ký 10 Biên bản ghi nhớ, 1 Hợp đồng nguyên tắc với
một số công ty than của Indonesia, Australia; Công ty Sojitz, Marubeni,
Sumitomo của Nhật Bản và 1 Thoả thuận cung cấp than dài hạn với Công ty
ASPECT Resources của Australia với tổng khối lượng than đã ký kết khoảng
trên 20 triệu tấn/năm.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN) cũng đã ký được 4 Hợp đồng khung về cung cấp than với các đối tác
Ensham Coal Sales và Peabody của Australia, Tuah Turangga Agung của
Inđônêxia, Sojitz Corporation của Nhật Bản và 1 Biên bản ghi nhớ với
Noble Group của Indonesia với tổng khối lượng than đã ký khoảng 10 triệu
tấn/năm, đáp ứng đủ nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện của PVN.
Dự báo nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam năm 2030 khoảng 135 triệu tấn.
Theo
Quy hoạch điện VII (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2011 - 2020 có xét đến năm 2030), nguồn nhiệt điện than chiếm tỷ trọng
lớn trong nguồn điện của Việt Nam, vì vậy trong thời gian tới, nhu cầu
than cho phát điện ngày càng cao trong khi đó sản xuất trong nước không
đáp ứng đủ nhu cầu.
Như vậy, nhập khẩu than để bù đắp cho sự mất cân đối lớn giữa năng lực sản xuất với nhu cầu là điều không thể tránh khỏi.
Bộ
Công Thương dự báo từ năm 2016, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than phục vụ
các hộ tiêu thụ trong nước, đặc biệt là cho sản xuất điện với khối
lượng dự kiến như sau: năm 2016 khoảng 3-4 triệu tấn; năm 2020 khoảng 35
triệu tấn; năm 2025 khoảng 80 triệu tấn, năm 2030 khoảng 135 triệu tấn.
Tuy
nhiên, việc nhập khẩu than dài hạn với khối lượng lớn là vô cùng khó
khăn. Theo nhiều chuyên gia, nguồn nhập khẩu than là chưa đảm bảo.
Hiện
có 4 nguồn mà Việt Nam có thể nhập khẩu than gồm: Indonesia, Australia,
Nga, Nam Phi. Hai đối tác Australia và Indonesia có tính khả thi cao
hơn, đây cũng là hai nhà cung cấp than chủ chốt cho các nền kinh tế lớn ở
châu Á.
Trước đó, 41.500 tấn than vừa cập cảng
Hòn Nét (Quảng Ninh). Đây là mẻ than đầu tiên Vinacomin nhập khẩu thí
điểm từ Liên bang Nga và sẽ là bước đệm cho kế hoạch nhập than phục vụ
nhu cầu trong nước thời gian tới.
Đáng nói, mặc dù
nhu cầu than vẫn đang gia tăng, dự kiến đến năm 2020, sẽ phải nhập khẩu
cả triệu tấn, nhưng song hành với việc nhập khẩu, ngành than vẫn đang
làm một điều nghịch lý: Xuất khẩu than với số lượng không hề nhỏ.
Ồ ạt xuất khẩu
Việt
Nam được coi là "mỏ vàng đen” của châu Á và Đông Nam Á, với trữ lượng
hiện nay còn khoảng tương đương 3,5 tỷ tấn. Dù có thế mạnh về tài nguyên
than, nhưng nhiều thập kỷ qua, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác để xuất
khẩu. Có thời điểm (giai đoạn 2006-2011) Việt Nam xuất khẩu tới 21
triệu tấn than.
Nguy cơ thiếu than cho nhu cầu
trong nước đã từng được giới chuyên gia cảnh báo. Và trên thực tế, Chính
phủ cũng đã nêu vấn đề, nhu cầu than trong nước đang ngày càng tăng
cao: Năm 2015 là 56,2 triệu tấn, năm 2020 là 112,3 triệu tấn, năm 2025
là 145,5 triệu tấn, và cho đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải tiêu thụ tới
220,3 triệu tấn.
Như vậy, so với mức tiêu thụ năm
2013 (28 triệu tấn) đến năm 2015 (chỉ sau 2 năm) nhu cầu than trong nước
sẽ tăng gấp hơn 2 lần, đến năm 2020 tăng gấp 4 lần và đến năm 2030 tăng
gấp 8 lần.
Trong khi đó, sản lượng than hiện tại
mới chỉ đạt 40 triệu tấn và trong tương lai cũng khó có thể tăng sản
lượng lên. Thế nhưng lãnh đạo tập đoàn TKV, ông Nguyễn Văn Biên, vẫn cho
biết "trong kế hoạch sản xuất và kinh doanh của ngành, vẫn sẽ xuất khẩu
khoảng 2 triệu tấn than/ năm".
Năm 2011, VN cũng là nước nằm trong top 5 nước xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới.
Lời nguyền ứng nghiệm
Chính
sách đào tài nguyên bán giá rẻ vì sao nó tồn tại được lâu nay khi mà
theo nhiều dự báo, Việt Nam đã đứng trước "lời nguyền khoáng sản".
Cho
rằng, nỗ lực tận khai, ra sức "đào" và "chặt" khiến nhiều tài nguyên bị
cạn kiện. PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho
biết, đến nay Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi phương thức tồn tại dựa chủ
yếu vào khai thác tự nhiên. Đây là giai đoạn zero trong các giai đoạn
tiến lên công nghiệp hóa.
“Trong hơn 20 năm qua,
các thành phần kinh tế, mọi ngành, mọi nhà đều ra sức “đào” và “chặt”,
ra sức xuất khẩu tài nguyên, bán cho nước ngoài tất cả nguồn tài nguyên
thiên nhiên quốc gia có thể. Và trong thời gian qua, nỗ lực tận khai đó
vẫn còn duy trì sự đóng góp mạnh mẽ vào thành tích tăng trưởng kinh tế.
Đến bây giờ năng lực đó hầu như đã đạt mức tối đa, nhiều loại tài nguyên
gần như cạn kiệt, môi trường đã bị suy thoái nghiêm trọng” - ông Thiên
chua chát nói.
Sở dĩ có tình trạng này là một phần
công nghệ của chúng ta lạc hậu, mặt khác do bị áp lực bởi các chỉ tiêu
về ngân sách nên một số tỉnh, thành cho phép xuất khoáng sản thô. Ông
Thiên cho rằng, đó chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hỗn loạn
trong hoạt động khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô mà nhà nước không
thể kiểm soát được.
Đặc biệt với những ngành khai
thác khoáng sản như than, bauxite, titan… đều xuất khẩu với mức giá rất
thấp, chưa kể lại xin đủ thứ ưu đãi về thuế, phí.
Trong
khi đó, tình trạng xuất lậu khoáng sản vẫn chưa được kiểm soát, đó
chính là cửa kiếm "ăn" của những kẻ cơ hội, trục lợi. TS Lê Đăng Doanh,
cho hay theo báo cáo của Trung Quốc thì xuất khẩu của ta sang nước láng
giềng này nhiều hơn con số thống kê chính thức những gần 4 tỉ USD, một
con số không phải nhỏ. Đây chính là số hàng hóa xuất lậu qua nước ngoài,
trong đó có tài nguyên khoáng sản.
Theo TS Nguyễn
Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, trong 6
tháng đầu năm 2013 có hơn 2 triệu tấn than bị xuất lậu sang TQ, số liệu
này Vinacomin cũng nắm được.
Theo ông Sơn, giá
thành khai thác than hiện nay là khoảng 1,2 triệu đồng/tấn, còn giá bán
than trong nước hiện nay bình quân là gần 1,3 triệu đồng/tấn, còn xuất
khẩu thì phải cao hơn, chưa kể số tiền thuế xuất khẩu hiện nay là 13%,
từ đấy tính ra số tiền thất thoát là rất lớn, nhà nước không thu được
một đồng nào.